Lập vi bằng mua bán đất nông nghiệp

Lập vi bằng mua bán đất nông nghiệp

Lập vi bằng mua bán đất nông nghiệp

Trong nền nông nghiệp thì đất để sản xuất nông nghiệp rất có vai trò quan trọng trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần do nhu cầu về lương thực và thực phẩm ngày càng tăng cả về quy mô sản xuất và chất lượng của các sản phẩm nông nghiệp, nên nhu cầu mua bán đất nông nghiệp cũng nhộn nhịp để sản xuất tập trung trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, do loại đất này chỉ nhằm mục đích phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nên khi mua bán loại đất này rất có thể có những rủi ro nhất định. Vậy để tránh nhưng rủi ro đáng tiếc xảy ra ta có thể lập vi bằng mua bán đất nông nghiệp. Trong bài viết này sẽ đề cập đến vấn đề cơ bản nhất của việc lập vi bằng trong việc mua bán đất nông nghiệp.

Cơ sở pháp lý

– Luật đất đai năm 2013

– Nghị định 08/2020/NĐ-CP tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.

Vi bằng là gì? 

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay thì khái niệm vi bằng cũng như giá trị pháp lý của nó được ghi nhận tại nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại như sau: “Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này”.

Dựa trên khái niệm này thì không phải chủ thể nào cũng có thầm quyền lập vi bằng mà chức năng này được chỉ định riêng cho Thừa phát lại. Đây là một chức danh bổ trợ tư pháp có tính chất gần giống với thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, công chứng viên… Công việc của Thừa phát lại cũng liên quan trực tiếp và tạo ra những hệ quả pháp lý nhất định đến các chủ thể trong vi bằng. Do đó, tuy không phải là công chức, không phải người đại diện cho nhà nước nhưng thừa phát lại được tuyển chọn và bổ nhiệm theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt.

Tại sao nên lập vi bằng

– Thứ nhất, vi bằng sẽ là căn cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án. Trường hợp hai bên xảy ra tranh chấp dân sự hoặc hành chính, vi bằng sẽ được tòa án xem xét là một chứng cứ để đưa ra phán quyết. Thông thường, trong tố tụng dân sự thì để bảo vệ cho quyền lợi của mình các bên phải tự thu thập và đưa ra các chứng cứ trước tòa án. Tòa án không tự mình thực hiện hoạt động thu thập chứng cứ mà chỉ đưa ra nhận định dựa trên các tài liệu được giao nộp. Chứng cứ khi được giao nộp cũng phải dựa trên sự thật cũng như có giá trị pháp lý thì tòa án mới căn cứ vào đó để giải quyết vụ án. Trong một số trường hợp khi thu thập được một số vật có liên quan đến vụ án các bên còn phải thực hiện một số thủ tục nhằm xác định rõ giá trị chứng cứ của chúng. Tùy theo từng trường hợp mà các bên sẽ phải thực hiện các công việc như giám định, định giá…… Những thủ tục này sẽ gây tốn kém rất nhiều thời gian và tiền của các bên. Do đó, thay vì đến khi tranh chấp các bên thực hiện các thủ tục tốn kém để khởi kiện thì có thể lập vi bằng tại thời điểm giao dịch. Vi bằng được lập hợp pháp sẽ sẽ được tòa án coi là chứng cứ mà không phải thực hiện bất kỳ thủ tục nào khác.

– Thứ hai, vi bằng là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. khi tham gia vào các giao dịch hoặc khi các sự kiện xảy ra mà có thể gây ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của mình, các bên nên cân nhắc lập vi bằng để có được căn cứ hợp pháp trước tòa án. Không những thế vi bằng cũng mang lại giá trị cho việc thực hiện các giao dịch theo đúng quy định pháp luật. Qua thực tiễn tư vấn pháp luật về vi bằng, thừa phát lại chúng tôi nhận thấy Các trường hợp dưới đây bạn nên lập vi bằng để làm chứng cứ.

Đất nông nghiệp là gì?

Đất nông nghiệp là loại đất được Nhà nước giao cho người dân để phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp, bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng..v..v. Là tư liệu sản xuất chủ yếu vừa là tài liệu lao động vừa là đối tượng lao động, đặc biệt không thể thay thế của ngành nông – lâm nghiệp

Căn cứ vào Luật đất đai 2013, tùy theo mục đích sử dụng mà đất nông nghiệp được chia ra thành nhiều loại khác nhau bao gồm:

– Đất nông nghiệp trồng cây hàng năm

– Đất nông nghiệp dùng cho chăn nuôi

– Đất trồng cây lâu năm

– Đất rừng sản xuất

– Đất rừng phòng hộ

– Đất rừng đặc dụng

– Đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối

– Đất nông nghiệp khác

Điều kiện để mua bán đất nông nghiệp

Dựa vào quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013, người sử dụng đất để làm thủ tục mua bán đất nông nghiệpcần tuân thủ điều kiện nh

  • Đất của gia chủ phải là đất không có tranh chấp, kiện cáo
  • Gia chủ phải có giấy quyền sử dụng đất của khu vực đất đó. Và giấy chứng nhận vẫn còn thời hạn sử dụng hợp pháp.
  • Quyền sử dụng đất của gia chủ nếu bị kê biên bản thì không được, vì nó không đảm bảo được tính thi hành án.
  • Để làm thủ tục mua bán đất nông nghiệp cần phải đến đăng ký theo quy định của pháp luật tại cơ quan đăng ký đất đai

Ngoài ra theo Điều 191 Luật Đất Đai 2013 để làm thủ tục mua bán đất nông nghiệpcần thêm một số điều kiện nữa như:

  • Gia đình hay cá thể không được thực hiện nhận chuyển nhượng hay tặng, cho, quyền sử dụng đất cho người khác đối với khu đất trồng lúa, đất ở, đất của khu vực rừng phòng hộ, khu phục hồi sinh thái đối với rừng đặc dụng khi bạn không trực tiếp ở trong khu vực rừng đó.
 

Thủ tục lập vi bằng mua bán đất nông nghiệp

Các bên khi có nhu cầu lập vi bằng mua bán đất có thể tìm đến các văn phòng thừa phát lại để thực hiện việc lập thủ tục này theo trình tự như sau:

– Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu lập vi bằng.

Khách hàng đến các văn phòng thừa phát lại sẽ được tư vấn về một số quy định của pháp luật liên quan đến vi bằng mua đất. Khách hàng điền nội dung yêu cầu lập vi bằng vào Phiếu yêu cầu lập vi bằng (theo mẫu). Thư ký nghiệp vụ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp của nội dung yêu cầu lập vi bằng và trình Thừa phát lại quyết định. Nếu yêu cầu của bạn không thuộc các trường hợp không được lập vi bằng thì sẽ được tiếp tục điền vào mẫu cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến việc lập vi bằng.

– Bước 2: Thỏa thuận lập vi bằng.

Khách hàng và Văn phòng Thừa phát lại sẽ tiến hành ký kết hợp đồng dịch vụ với một số nội dung cơ bản như: Nội dung cần lập vi bằng, thời gian, địa điểm lập vi bằng, chi phí lập vi bằng, điều khoản chấm dứt hoặc tạm dừng thực hiện hợp đồng.

– Bước 3: Tiến hành lập vi bằng.

Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến sự kiện, hành vi được yêu cầu lập vi bằng cũng như thực hiện các hoạt động như đo đạc, quay phim, chụp ảnh…. Để thể hiện tính khách quan, trung thực trong vi bằng mua bán đất nông nghiệp. Vi bằng được đóng số theo thứ tự thời gian, ghi vào sổ theo dõi vi bằng và được lập thành 03 bản chính, bên Thừa phát lại và bên yêu cầu mỗi người giữ một bản, một bản được gửi cho sở tư pháp để thực hiện thủ tục đăng ký vi bằng. Thời gian cho thủ tục lập vi bằng mua bán đất nông nghiệp không mất nhiều thời gian, các bên có thể nhận được vi bằng trong ngày.

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua hotline 0913 947 089 hoặc gửi qua Email: daoquochung1978@gmail.com để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ. 

0913 947 089