Lập vi bằng thỏa thuận mức cấp dưỡng nuôi con khi ly hôn

Lập vi bằng thỏa thuận mức cấp dưỡng nuôi con khi ly hôn

Lập vi bằng thỏa thuận mức cấp dưỡng nuôi con khi ly hôn

Khi ly hôn, một trong các vấn đề vợ chồng cần thỏa thuận ngoài phân chia việc nuôi con là thỏa thuận mức cấp dưỡng cho con. Có nhiều trường hợp vợ chồng đã thỏa thuận xong việc phân chia nuôi con và mức cấp dưỡng cho con, tuy nhiên vì tin tưởng việc thỏa thuận này không được ghi lại hay không có bất kỳ bằng chứng nào cho việc thỏa thuận này. Do đó, sau khi việc ly hôn đã tiến hành xong thì bên nhận cấp dưỡng từ chối cấp dưỡng cho con hoặc cấp dưỡng không đúng theo thỏa thuận. Điều này gây ra nhiều rắc rối cho các bên và không có căn cứ giải quyết. Vì vậy lập vi bằng thỏa thuận mức cấp dưỡng cho con khi vợ chồng ly hôn là điều cần thiết và cũng là phương pháp tối ưu nhằm tránh tranh chấp xảy ra trong tương lai. Bài viết dưới đây Văn phòng Thừa phát lại 24h.com sẽ cung cấp cho bạn đọc một số thông tin về việc lập vi bằng thỏa thuận mức cấp dưỡng nuôi con khi ly hôn.

Quy định về mức tiền trợ cấp nuôi con khi ly hôn

Theo Luật hôn nhân gia đình 2014, khoản 1 Điều 81 quy định “sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan”.

Như vậy, việc trợ cấp nuôi con là quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con chưa thành niên đến khi con đủ 18 tuổi. Với trường hợp con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động để tự nuôi mình thì việc trợ cấp, nuôi dưỡng là không thời hạn.

Việc cấp dưỡng sẽ do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận. Mức cấp dưỡng sẽ căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng.

Lập vi bằng thỏa thuận mức cấp dưỡng nuôi con khi ly hôn

Lập vi bằng thỏa thuận mức cấp dưỡng nuôi con khi ly hôn cần giấy tờ gì?

Trước khi tiến hành lập vi bằng, người yêu cầu lập vi bằng cần cung cấp một số giấy tờ sau:

  • Giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân, căn cước công dân…)
  • Giấy tờ liên quan đến việc lập vi bằng (giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh của con…)

Thủ tục lập vi bằng thỏa thuận mức cấp dưỡng nuôi con khi ly hôn

  • Khách hàng có nhu cầu lập vi bằng thỏa thuận mức cấp dưỡng nuôi con khi ly hôn liên hệ Văn phòng Thừa phát lại 24h.com. Khách hàng cung cấp thông tin và giấy tờ cần thiết, thừa phát lại sẽ thẩm định, đánh giá và tư vấn cụ thể cho khách hàng.
  • Thừa phát lại ký thỏa thuận lập vi bằng với khách hàng về:

+ Nội dung lập vi bằng: thỏa thuận mức cấp dưỡng nuôi con khi ly hôn

+ Thời gian, địa điểm: các bên tự thỏa thuận

+ Chi phí: tự thỏa thuận.

+ Thỏa thuận khác (nếu có).

  • Sau khi thực hiện các thủ tục trên, thừa phát lại tiến hành lập vi bằng ghi nhận sự kiện thỏa thuận mức cấp dưỡng nuôi con khi ly hôn của vợ chồng. Các bên sẽ tự chịu trách nhiệm về những thỏa thuận của mình trước pháp luật. Thừa phát lại có nhiệm vụ ghi nhận lại toàn bộ quá trình diễn ra buổi làm việc một cách trung thực. Thừa phát lại sẽ không chứng nhận hợp đồng, giao dịch hoặc chứng thực chữ ký.

Trong trường hợp cần thiết, thừa phát lại có thể quay phim, chụp hình buổi làm việc hoặc mời người làm chứng nếu các bên yêu cầu.

  • Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc lập vi bằng, thừa phát lại đăng ký vi bằng đến Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở hoặc tiến hành cập nhật lên cơ sở dữ liệu về vi bằng.

Như vậy, vi bằng do thừa phát lại lập sẽ là nguồn chứng cứ để tòa án xem xét, giải quyết vụ việc và là căn cứ để các bên giải quyết tranh chấp trong tương lai.

LIÊN HỆ

Địa chỉ : Số 30 Trần Quốc Hoàn, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội

Hotline : 0913 047 089 - 0981 336 138

Website : www.thuaphatlai24h.com.vn

0913 947 089