Lập vi bằng giao nhận thông báo đòi nợ, yêu cầu thanh toán nợ

Lập vi bằng giao nhận thông báo đòi nợ, yêu cầu thanh toán nợ

Lập vi bằng giao nhận thông báo đòi nợ, yêu cầu thanh toán nợ

Thông báo đòi nợ, yêu cầu thanh toán nợ cách thức đảm bảo lợi ích của tổ chức/cá nhân đối với đối tác. Nhằm mục đích thông báo cho đối tác biết và thực hiện nghĩa vụ tài chính đúng hạn. Việc lập vi bằng giao nhận thông báo đòi nợ, yêu cầu thanh toán nợ là một dạng vi bằng phổ biến mà các văn phòng Thừa Phát Lại tiếp nhận hiện nay. Trong bài viết này của chúng tôi sẽ đề cập đến vấn đề đó

Cơ sở pháp lý

– Luật Thương mại 2005

– Bộ Luật dân sự năm 2015

– Nghị định 08/2020/NĐ-CP tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.

Vi bằng là gì? 

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay thì khái niệm vi bằng cũng như giá trị pháp lý của nó được ghi nhận tại nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại như sau: “Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này”.

Dựa trên khái niệm này thì không phải chủ thể nào cũng có thầm quyền lập vi bằng mà chức năng này được chỉ định riêng cho Thừa phát lại. Đây là một chức danh bổ trợ tư pháp có tính chất gần giống với thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, công chứng viên… Công việc của Thừa phát lại cũng liên quan trực tiếp và tạo ra những hệ quả pháp lý nhất định đến các chủ thể trong vi bằng. Do đó, tuy không phải là công chức, không phải người đại diện cho nhà nước nhưng thừa phát lại được tuyển chọn và bổ nhiệm theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt.

Tại sao nên lập vi bằng

– Thứ nhất, vi bằng sẽ là căn cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án. Trường hợp hai bên xảy ra tranh chấp dân sự hoặc hành chính, vi bằng sẽ được tòa án xem xét là một chứng cứ để đưa ra phán quyết. Thông thường, trong tố tụng dân sự thì để bảo vệ cho quyền lợi của mình các bên phải tự thu thập và đưa ra các chứng cứ trước tòa án. Tòa án không tự mình thực hiện hoạt động thu thập chứng cứ mà chỉ đưa ra nhận định dựa trên các tài liệu được giao nộp. Chứng cứ khi được giao nộp cũng phải dựa trên sự thật cũng như có giá trị pháp lý thì tòa án mới căn cứ vào đó để giải quyết vụ án. Trong một số trường hợp khi thu thập được một số vật có liên quan đến vụ án các bên còn phải thực hiện một số thủ tục nhằm xác định rõ giá trị chứng cứ của chúng. Tùy theo từng trường hợp mà các bên sẽ phải thực hiện các công việc như giám định, định giá…… Những thủ tục này sẽ gây tốn kém rất nhiều thời gian và tiền của các bên. Do đó, thay vì đến khi tranh chấp các bên thực hiện các thủ tục tốn kém để khởi kiện thì có thể lập vi bằng tại thời điểm giao dịch. Vi bằng được lập hợp pháp sẽ sẽ được tòa án coi là chứng cứ mà không phải thực hiện bất kỳ thủ tục nào khác.

– Thứ hai, vi bằng là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. khi tham gia vào các giao dịch hoặc khi các sự kiện xảy ra mà có thể gây ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của mình, các bên nên cân nhắc lập vi bằng để có được căn cứ hợp pháp trước tòa án. Không những thế vi bằng cũng mang lại giá trị cho việc thực hiện các giao dịch theo đúng quy định pháp luật. Qua thực tiễn tư vấn pháp luật về vi bằng, thừa phát lại chúng tôi nhận thấy Các trường hợp dưới đây bạn nên lập vi bằng để làm chứng cứ.

Thông báo đòi nợ, yêu cầu thanh toán nợ là gì?

Là văn bản gửi đối tác, bên liên quan về cơ sở thanh toán một khoản nợ đến hạn đồng thời thông báo, yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện thanh toán khoản nợ đúng hạn. Thông báo đòi nợ, yêu cầu thanh toán nợ có tác dụng tạo ra sự kiện thiện chí để đòi hỏi và đưa ra các yêu cầu thanh toán các khoản nợ liên quan. Tùy thuộc vào bản chất của mối quan hệ thanh toán, thông báo đòi nợ, yêu cầu thanh toán nợ là dạng hành vi khiếu nại (pháp lý). Theo quy định của Luật Thương mại 2005, bên có quyền đối với khoản nợ phải hoàn thành thủ tục khiếu nại nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trước khi thực hiện việc khởi kiện đòi nợ tại cơ quan tài phán có thẩm quyền (Điều 318, Luật Thương Mại 2005)

Một số trường hợp các chủ thể phải tiến hành thông báo đòi nợ

Thực hiện hợp đồng vay không kỳ hạn:

–  Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý, nếu không có thoả thuận khác.

– Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản, còn bên vay cũng có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và chỉ phải trả lãi cho đến thời điểm trả nợ, nhưng cũng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý.

Thực hiện hợp đồng vay có kỳ hạn

Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và không có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý, còn bên cho vay chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn, nếu được bên vay đồng ý.

Lập vi bằng thông báo đòi nợ, yêu cầu thanh toán nợ

Thực tế cho thấy, việc giao thông báo đòi nợ được thực hiện rất khó khăn, vì bên nhận thông báo thường bất hợp tác nên sẽ không nhận, không ký; mặt khác, nếu gửi qua đường bưu điện thì không bảo đảm tính pháp lý.

Trước thực tế đó, đã có nhiều thắc mắc : “Tại sao Thừa Phát Lại không đi gửi thay mà phải lập vi bằng?”. Bởi lẽ, Thừa Phát Lại chỉ có chức năng tống đạt cho Tòa án, cơ quan THADS mà không tống đạt thay cho tổ chức, cá nhân. Thừa Phát Lại cũng không thể tự mình lập vi bằng hành vi của mình, mà chỉ chứng kiến và lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi do người khác thực hiện.

Vì vậy, tổ chức, cá nhân nên yêu cầu Thừa Phát Lại  lập vi bằng để đảm bảo tính pháp lý. Với sự chứng kiến của Thừa Phát Lại, dù người nhận thông báo từ chối nhận, thì Thừa Phát Lại vẫn có thể lập vi bằng để chứng minh một chủ thể đã thực hiện nghĩa vụ gửi thông báo.

Vi bằng được đăng ký tại Sở Tư pháp trong thời hạn 3 ngày làm việc. Vi bằng có giá trị chứng cứ, chứng cứ chứng minh việc người giao thông báo đã thực hiện nghĩa vụ giao thông báo, là cơ sở để thực hiện các thủ tục kế tiếp hoặc để Tòa án thụ lý vụ án.

LIÊN HỆ

  • Địa chỉ : Số 30 Trần Quốc Hoàn, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội

  • Hotline : 0913 047 089 - 0981 336 138

  • Website : www.thuaphatlai24h.com.vn

 

0913 947 089