Làm gì khi hàng xóm xây nhà làm nứt, đổ, sụt lún nhà bạn?

Làm gì khi hàng xóm xây nhà làm nứt, đổ, sụt lún nhà bạn?

Làm gì khi hàng xóm xây nhà làm nứt, đổ, sụt lún nhà bạn?

Xin chào, tôi là M, tôi có thắc mắc cần tư vấn mong văn phòng giải đáp. Cách đây 3 tháng nhà hàng xóm ngay cạnh nhà tôi tiến hành phá bỏ toàn bộ nhà cũ để xây dựng nhà mới, đến nay họ đã hoàn thiện phần móng. Tuy nhiên thời gian gần đây tôi thấy nhà mình có dấu hiệu nứt tường khiến nước mưa thấm vào tường trong nhà, một phần nền nhà sụt lún. Đáng quan ngại là hiện tượng này trước đây chưa bao giờ xảy ra, chỉ khi nhà hàng xóm xây dựng mới xuất hiện nhưng dấu vết này. Hơn nữa, nhà hàng xóm cạnh đó còn bị đổ 1 phần gian bếp sát với phía nhà đang xây dựng. Tôi rất lo lắng về vấn đề này và muốn kiện đòi nhà hàng xóm phải bồi thường thiệt hại. Vậy tôi có thể lập vi bằng không? Thủ tục lập vi bằng có phức tạp không? Xin cảm ơn!

Với trường hợp của anh M, Văn phòng Thừa phát lại Hà thành trả lời như sau:

Việc nhà bị nứt, đổ, sụt lún do nhà hàng xóm xây dựng, anh M hoàn toàn có thể yêu cầu thừa phát lại lập vi bằng.Thậm chí điều này là rất cần thiết để làm căn cứ chứng minh thiệt hại, yêu cầu hàng xóm khắc phục sự cố và bồi thường thiệt hại. Thừa phát lại sẽ trực tiếp đến hiện trường, nơi xảy ra sụt lún, nứt, đổ để chứng kiến và mô tả lại sự việc một cách khách quan bằng việc chụp hình, quay phim…

Các công trình khi xây dựng thường gây ảnh hưởng ít nhiều đến các công trình xung quanh, đặc biệt là các ngôi nhà liền kề. Công trình càng lớn thì sự tác động càng nhiều. Để bảo vệ ngôi nhà của mình khi hàng xóm xây dựng, chủ nhà có thể lập vi bằng hiện trạng nhà đất trước khi hàng xóm xây dựng để làm căn cứ đối chiếu.

Tuy nhiên không phải ai cũng có kiến thức và kinh nghiệm để chuẩn bị trước, khi hàng xóm xây dựng và xảy ra sự cố chủ nhà cần ngay lập tức tìm biện pháp để chứng minh việc nhà mình bị sụt lún, nứt, đổ là do việc xây dựng của hàng xóm. Việc đầu tiên cần làm là chủ nhà phải ghi nhận lại hiện trạng ngôi nhà đang bị sụt lún, nứt, đổ. Đồng thời, thừa phát lại sẽ mời chính quyền địa phương, đại diện tổ dân phố đến để làm người chứng kiến, tham gia vào quá trình lập vi bằng.

Làm gì khi hàng xóm xây nhà làm nứt, đổ, sụt lún nhà bạn?

Thủ tục lập vi bằng khi nhà bị nứt, đổ, sụt lún do nhà hàng xóm xây dựng

Thủ tục lập vi bằng trải qua các trình tự sau:

Bước 1: Khách hàng có nhu cầu lập vi bằng liên hệ Văn phòng Thừa phát lại Hà Thành  và cung cấp thông tin, giấy tờ cần thiết để lập vi bằng.

Khách hàng yêu cầu lập vi bằng cần có giấy tờ chứng minh là chủ sở hữu nhà, có quyền sử dụng, quyền quản lý, hoặc được ủy quyền việc lập vi bằng. Như vậy, anh M là chủ nhà hoàn toàn có thể yêu cầu thừa phát lại lập vi bằng hiện trạng nhà mình.

Thừa phát lại sẽ xem xét thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng, tư vấn, giải thích cho khách hàng về việc lập vi bằng trong trường hợp này và đưa ra quyết định.

Bước 2: Khách hàng và văn phòng thừa phát lại ký thỏa thuận lập vi bằng để thừa phát lại có căn cứ thực hiện lập vi bằng. Thỏa thuận lập vi bằng gồm các vấn đề sau:

  • Nội dung lập vi bằng: hiện trạng nhà đất bị sụt lún, nứt, đổ do hoạt động xây dựng của nhà hàng xóm.

  • Địa điểm lập vi bằng: tại nơi nhà đất bị sụt lún, nứt, đổ.

  • Thời gian lập vi bằng do các bên thỏa thuận, nên chú ý các khoảng thời gian để việc quan sát, mô tả hiện trạng được chính xác nhất.

  • Chi phí: tự thỏa thuận.

  • Thỏa thuận khác (nếu có).

Bước 3: Sau khi khách hàng đã hiểu rõ về việc lập vi bằng và ký thỏa thuận, thừa phát lại tiến hành lập vi bằng theo nội dung các bên đã thỏa thuận. Thừa phát lại sẽ trực tiếp đến nhà đất bị sụt lún, nứt, đổ ghi nhận lại toàn bộ hiện trạng (quay phim, chụp hình…). Trường hợp cần thiết thừa phát lại sẽ mời đại diện chính quyền địa phương và chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng để việc lập vi bằng được chính xác, khách quan.

Việc lập vi bằng sẽ làm rõ các vấn đề, điểm sụt lún, nứt, đổ, những thiệt hại mà chủ nhà phải gánh chịu từ việc thi công xây dựng của nhà hàng xóm. Đây sẽ là căn cứ để chủ nhà yêu cầu hàng xóm chịu trách nhiệm cho các thiệt hại và là nguồn chứng cứ để giải quyết tranh chấp giữa 2 bên.

Vi bằng sẽ được thừa phát lại gửi đăng ký đến Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở văn phòng hoặc cập nhật trên cơ sở dữ liệu về vi bằng trong vòng 3 ngày kể từ thời điểm kết thúc việc đăng ký.

Bước 4: Sau khi hoàn tất việc lập vi bằng và đăng ký theo quy định, thừa phát lại trao 1 bản chính vi bằng cho khách hàng và thanh lý thỏa thuận lập vi bằng.

LIÊN HỆ

Địa chỉ : Số 30 Trần Quốc Hoàn, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội

Hotline : 0913 047 089 - 0981 336 138

Website : www.thuaphatlai24h.com.vn

 

0913 947 089